Hợp âm trưởng
Hợp âm trưởng

Hợp âm trưởng

Trong lý thuyết âm nhạc, một hợp âm trưởng là một hợp âm bao gồm các nốt gốc, một nốt quãng ba trưởng và một nốt quãng năm đúng. Khi một hợp âm có ba nốt cụ thể này sẽ được được gọi là một hợp âm trưởng. Ví dụ, một hợp âm trưởng được xây dựng trên nốt C được gọi là hợp âm Đô trưởng, có các cao độ C – E – G tương ứng:Trong phân tích hài âm và trên các bản ghi nhạc, hợp âm Đô trưởng thường được ký hiệu là C, Cmaj hoặc CM. Hợp âm trưởng được biểu diễn bằng ký hiệu số nguyên {0, 4, 7}.Một hợp âm trưởng cũng có thể được mô tả bằng các quãng của nó: khoảng giữa nốt gốc và nốt giữa là quãng ba trưởng và nốt giữa và nốt trên là quãng ba thứ. Ngược lại, một hợp âm thứ có quãng ba thứ ở dưới cùng và quãng ba trưởng ở trên. Cả hai đều chứa một nốt quãng năm đúng, vì một quãng ba trưởng (bốn lần nửa cung) cộng với một quãng ba thứ (ba lần nửa cung) bằng một quãng 5 đúng (bảy lần nửa cung).Trong âm nhạc cổ điển phương Tây từ năm 1600 đến năm 1820 và trong nhạc pop, dân gian và nhạc rock phương Tây, một hợp âm trưởng thường được chơi như một hợp âm. Cùng với hợp âm thứ, hợp âm trưởng là một trong những nền tảng cơ bản của âm nhạc trong giai đoạn thực hành phổ biến phương Tây và nhạc pop, dân gian và rock phương Tây. Nó được coi là âm thanh hài hoà, ổn định mà không cần chứng minh hay phân tích. Trong âm nhạc phương Tây, hợp âm thứ lại mang "âm thanh trầm hơn hợp âm trưởng", mang lại cảm giác buồn bã hoặc u ám.[1]Một số hợp âm trưởng có đi kèm các nốt bổ sung, chẳng hạn như hợp âm bảy treo cũng được gọi là hợp âm trưởng. Hợp âm bảy treo được sử dụng trong nhạc jazz và đôi khi trong nhạc rock. Trong nhạc jazz, các hợp âm trưởng cũng có thể được bổ sung thêm các âm sắc khác, chẳng hạn như hợp âm chín trưởng và hợp âm mười ba trưởng.